Từ năm học 2024-2025: Không còn xếp loại học lực giỏi, trung bình, y ế u, k ém nữa

Tin Tức

Mọi người ơi, đây là một điểm rất mối đối với năm học 2024- 2025 đấy nhé. Thực tế là không phải ai cũng biết đâu. Mình vừa thấy thông tin trên báo đăng tải rồi nên mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, năm học 2024-2025 là năm cuối ngành Giáo dục và các nhà trường phổ thông thực hiện lộ trình cuốn chiếu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 cấp học đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Vì thế, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không còn hiệu lực.

Thay vào đó, tất cả các khối lớp ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều thực hiện việc đ ánh giá học lực, rèn luyện của học sinh theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Theo đó, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét sẽ có 2 mức: đạt, chưa đạt; những môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số sẽ được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Vì thế, từ năm học này, cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sẽ không còn các mức học lực: giỏi; trung bình;yếu; kém. Thế nhưng, nhiều giáo viên, thậm chí là lãnh đạo nhà trường vẫn còn nh ầm l ẫn khi thực hiện các kế hoạch của nhà trường.

 

Có thay đổi trong cách nh ận x ét học sinh từ năm học 2024-2025, ảnh minh họa, nguồn: DSD

Hàng chục năm qua, khi thực hiện Chương trình 2006, việc đánh giá, xếp loại học lực của học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và sau này là Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT nên học lực của học sinh được xếp theo 5 mức: giỏi; trung bình; yếu; kém.

Chính vì thế, nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh đã quen thuộc với các mức xếp loại học lực: giỏi; trung bình; yếu; kém khi nói và viết trong các kế hoạch nhà trường và cá nhân.

Tuy nhiên, từ năm học 2021-2022, Bộ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì việc thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và việc xếp loại học lực cũng được thay đổi bằng những tên gọi khác. Theo đó, học lực của học sinh được xếp ở 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Cụ thể các mức này như sau:

– Mức tốt: Tất cả môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá ở mức đạt. Tất cả môn đánh giá bằng nhận xét và điểm số thì có điểm từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt 8,0 trở lên.

– Mức khá là tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức đạt; điểm số các môn 5,0 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình đạt 6,5 trở lên.

– Mức đạt có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức chưa đạt, ít nhất 6 môn có điểm từ 5,0 trở lên; không có môn học nào dưới 3,5 điểm.

– Mức chưa đạt là các trường hợp còn lại.

Nếu như các năm học trước, các nhà trường dạy cả Chương trình 2006 và Chương trình 2018 thì việc xếp loại còn lẫn lộn ở các mức: giỏi; trung bình; yếu; kém còn có thể chấp nhận được.

Nhưng, bắt đầu từ năm học 2024-2025, Chương trình 2018 đã áp dụng đồng loạt ở các khối lớp. Vì thế, tên gọi trong xếp loại học lực học sinh cũng phải thay đổi để đồng nhất tên gọi với hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không chỉ thay đổi ở việc xếp loại học lực mà danh hiệu học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông từ năm học này cũng không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến.

Từ năm học này, danh hiệu học tập chỉ còn danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Thông tư 22 vẫn có danh hiệu “học sinh xuất sắc” và “học sinh giỏi”. Song hai danh hiệu này không ghi trong học bạ mà được sử dụng để khen thưởng cuối năm học.

Hiệu trưởng sẽ tặng giấy khen “học sinh xuất sắc” cho học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học đạt mức tốt, kết quả học tập cả năm học đạt mức tốt và có ít nhất 6 môn học đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Theo nhiều ý kiến, bỏ xếp loại giỏi, yếu, kém sẽ không còn lạm phát danh hiệu học sinh giỏi, cũng sẽ không còn học sinh bị o ép học thêm vì loại giỏi hay vì sợ phải thi lại, ở lại lớp nếu không học thêm. Đặc biệt, trước đó xảy ra nhiều trường hợp học sinh chỉ thiếu 0,1 điểm trung bình để đạt danh hiệu học sinh khá/giỏi.

Ngoài ra, học sinh còn được hiệu trưởng nhà trường khen thưởng khi có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học. Hoặc, học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.