Nộp tiền BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng thêm quyền lợi gì?

Tin Tức

Nộp tiền bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được hưởng thêm những quyền lợi gì và cách tính thế nào thì nhiều người vẫn chưa nắm rõ.

Báo VTC News ngày đưa thông tin với tiêu đề: “Nộp tiền BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng thêm quyền lợi gì?” cùng nội dung như sau:

Trước hết, khái niệm nộp tiền bảo hiểm y tế (BHYT) đủ 5 năm liên tục tức là thời gian mà người tham gia BHYT được hưởng các quyền ưu tiên tương ứng.

Cần lưu ý rằng thời gian này không phải là thời hạn có giá trị sử dụng của BHYT. Thời hạn đủ 5 năm liên tục chỉ là căn cứ để xác lập các quyền ưu tiên đối với người tham gia BHYT.

Khoản 1 Điều 3 Quyết định 1313/QĐ-BHXH, người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có dòng chữ “Thời điểm đủ 5 năm liên tục: Từ ngày …./…./…..” được in phía cuối thẻ BHYT, giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.

Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT quy định thời gian 5 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không được quá 3 tháng.

 

Nộp tiền BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng thêm các quyền gì?

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT quy định “Người bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu đáp ứng điều kiện tại mục 2”.

Cụ thể, tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên như sau:

1. Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan BHXH xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;

2. Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó.

3. Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 1/1, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 5 năm liên tục đến hết ngày 31/12 của năm đó.

Trước đó, báo Lao Động ngày 17/10 cũng có bài đăng với thông tin: “Tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế”. Nội dung được báo đưa như sau:

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế lần này tập trung điều chỉnh 4 chính sách. Đó là điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; điều chỉnh các quy định về BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh và phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

Bộ Y tế nhận định, việc tham gia BHYT đã góp phần giảm chi tiêu tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ chi tiền túi tại Việt Nam vẫn tương đối cao, chiếm khoảng 45% chi phí y tế.

Cùng đó, việc giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ làm tăng chi phí trả tiền túi. Một số bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, không đủ thuốc cần thiết cho người bệnh. Công tác đấu thầu thuốc và quản lý thuốc chưa đảm bảo, một số thuốc cần nhưng không được cung ứng nên bệnh nhân phải mua bên ngoài.

Theo quy định hiện hành về khám chữa bệnh cho người có BHYT, khi người bệnh ở các xã đến khám, chữa bệnh ở các bệnh viện hạng 3 thì không cần giấy chuyển viện, nhưng khi đến khám, chữa bệnh ở các bệnh viện hạng 2 thì phải có giấy chuyển viện.

Thực tế một số địa phương không có bệnh viện tuyến huyện (bệnh viện hạng 3) trực thuộc trung tâm y tế huyện mà có bệnh viện khu vực của tỉnh đóng trên địa bàn huyện (bệnh viện hạng 2). Khi bệnh nhân ở xã đến khám và điều trị bệnh ở bệnh viện hạng 2 thì phải có giấy chuyển viện.

Bà Trang cho biết, bỏ quy định bắt buộc phải có giấy chuyển viện đối với các bệnh viện khu vực của tỉnh đóng trên địa bàn huyện là “một đề xuất có thể giúp giảm bớt phiền hà cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh tình trạng quá tải cho các bệnh viện tỉnh, đồng thời đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quản lý Quỹ BHYT.

Dự thảo Luật BHYT sửa đổi lần này cũng đề xuất cho phép chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nếu vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật khi người bệnh đã được chẩn đoán xác định một số bệnh mạn tính. Sau khi được bác sĩ kê đơn ở tuyến trên thì có thể về tuyến dưới điều trị và hưởng thuốc, vật tư y tế như ở tuyến trên. Mặt khác cũng cho phép điều chuyển thuốc và thiết bị y tế giữa các cơ sở y tế BHYT nếu không có sẵn và không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác.

Một số bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng, bệnh cần sử dụng kỹ thuật cao mà hiện nay người dân vẫn phải lấy giấy chuyển trong năm theo trình tự từ tuyến dưới lên cơ sở điều trị ở tuyến trên, sẽ được điều chỉnh theo hướng ban hành danh sách các bệnh phải lên tuyến trên điều trị mà không cần giấy chuyển tuyến.

Chi phí khám chữa bệnh của người tham gia BHYT tại một số cơ sở y tế trong trường hợp đúng tuyến hoặc người dân tự đến khám chữa bệnh cũng được điều chỉnh.