Đoạn video tả thực từ v iện d ưỡng l ão cao cấp tiết lộ sự thật: Không phải luôn có ca nhạc, múa hát và những bữa t iệc

Tin Tức

Ngày nay, khi nói về việc người già sống trong viện dưỡng lão, rất nhiều người đã cởi mở hơn. Th ậm ch í, nhiều có tuổi tình nguyện vào viện dưỡng lão với mong mỏi được chăm sóc y tế, được trò truyện, sống vui vẻ và ý nghĩa mỗi ngày.

Ở đâu đó trong cuộc  sống và trên các phương tiện truyền thông, chúng ta vẫn nghe được những lời ca ngợi về cuộc sống trong viện dưỡng lão với những khoảnh khắc người già được tận hưởng âm nhạc, chơi trò chơi, xem múa hát, tắm nước nóng. tham gia những bữa tiệc phù hợp với mình…Thật là cuộc sống đáng mơ ước!

Nhưng sự thật có phải như vậy không. Mình vừa đọc trên báo có bài đăng tải về những hình ảnh quay lén một cách chân thực về cuộc sống trong viện dưỡng lão cao cấp. Thấy hay nên mình chia sẻ lại bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, một đoạn video được ‘q/u/a/y l/é/n’ tại một viện dưỡng lão cao cấp ở Thượng Hải đã lật tẩy sự thật về cuộc sống ‘như mơ’ ở viện dưỡng lão: Sự thật là không phải lúc nào cũng có ca nhạc, múa hát hay những bữa tiệc dành cho những người lớn tuổi!

Đoạn phỏng vấn này được blogger “Lúa mì đã chín” thực hiện. Anh đến viện dưỡng lão vào lúc 3 giờ chiều, trong một phòng chỉ có 1 bà cụ đang ngồi trên giường, 3 người còn lại đang ngủ.

Blogger trò chuyện với cụ bà và được biết bà đã sống ở đây được gần hai năm. Khi được hỏi về cảm xúc, bà cụ thở dài và cho biết cảm giác như đang ở trong /t/u/. Chồng của bà đã m ất 3 năm trước ở tuổi 92. Sau đó, bà chọn ở viện dưỡng lão này vì ở gần nhà con gái út. Thỉnh thoảng, hai con gái sẽ thay phiên nhau vào chăm sóc bà trong khi con trai thì hoàn toàn không.

 

 

Cụ bà trả lời những câu hỏi của Blogger và cho biết lịch trình mỗi ngày của bà là 3 bữa ăn, ảnh: PNS

Theo như bà cho biết, lịch trình hàng ngày ở đây chỉ ăn và ngủ. Mỗi sáng thức dậy, bà ăn sáng lúc 5h40, ăn trưa lúc 10h40, ăn tối lúc 16h40 và kết thúc một ngày. Trong toàn bộ viện dưỡng lão, kể cả bà, chỉ có ba người già có thể đi lại được. Những người khác đều nằm trên giường mỗi ngày.

Ngoại trừ bà cụ đang nói chuyện với blogger, một ông cụ khác được con gái chăm sóc thì 2 người còn lại trong phòng đều được nhân viên của viện dưỡng lão cho ăn.

Ở nửa sau, bạn có thể thấy quá trình ăn uống không được suôn sẻ cho lắm. Ông lão mặc quần áo đỏ nằm trên giường phải được y tá dỗ dành mới kịp c ắ n một miếng.

Sau khi video  được tung ra đã gây ra rất nhiều tr anh c ãi trên mạng xã hội. Bởi vì, thông thường, chúng ta vẫn được tiếp cận với những thông tin về cuộc sống trong viện dưỡng lão đều tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Nhưng ở viện dưỡng lão này, cảm giác bao tr ùm là sự thiếu sức sống và thậm chí có chút buồn ch án.

Tại sao lại có một khoảng cách lớn như vậy giữa thực tế so với trí tưởng tượng? Có lẽ đây mới là viện dưỡng lão ngoài thực tế. Những người bị m ất khả năng vận động như thế này cần được chăm sóc bởi các bác sĩ và y tá chuyên môn.

Ông cụ m ất khả năng đi lại được nhân viên y tế cho ăn mỗi ngày,

Sau khi được đăng tải lên mạng, một số cư dân mạng đã xác nhận đoạn video này là sự thật. Viện dưỡng lão này thuộc dạng cao cấp với phí cơ bản hàng tháng là khoảng 6.000 tệ (tương đương khoảng 21 triệu đồng) và cao hơn mức trung bình ở đây.

Nhưng đây cũng là phần đáng thất v ọng nhất trong toàn bộ video. Họ không phải không có con cái và người thân. Những người già này, với độ tuổi trung bình trên 90, đã b ậ n r ộ n gần hết cuộc đời, để rồi nhận ra r ằng cuối cùng họ là những người duy nhất còn lại c ô đ ộc ở một góc gi ường nhỏ trong viện dưỡng lão.

Một mẩu tin được đăng tải trên tờ Tin tức buổi sáng Tiêu Tường thế này: Bà Tôn, 91 tuổi ở Thượng Hải phàn nàn với các phóng viên rằng bà bị “m ắc k ẹt” trong viện dưỡng lão.

Cách đây 5 năm, bà được đưa vào viện dưỡng lão do bị ng ã. Mặc dù bà đã bình phục sau vài tháng nhưng các con của bà nhất trí không chịu đưa bà về nhà và giấu chìa khóa cũng như giấy tờ của bà.

Những người con nói rằng họ đến thăm mẹ mỗi tuần. Mỗi lần đến thăm, mẹ sẽ nhận được một túi trái cây lớn và một bộ quần áo để thay. Vì biết tình trạng đường tiêu hóa của mẹ không t ốt nên con cái cũng sẽ mang theo loại đậu nành tốt cho đường tiêu hóa.

Dù nghe có vẻ hiếu thảo như vậy nhưng các con đều có một điểm mấu ch ốt không thay đổi: Nhất quyết không cho mẹ về nhà.

Người con trai thứ hai nói: Nếu trở về nhà mỗi người có một tháng để chăm, ai sẽ đồng ý? Không ai có thể gánh nổi trách nhiệm này. ‍

Trong thời đại mà người trẻ buộc phải trở thành những “cái máy” làm việc quá sức, vừa phải chăm sóc cha mẹ già, vừa lo lắng cho con nhỏ, sự cân bằng ấy đối với nhiều người là điều vô cùng xa xỉ.

Có một bài báo được đăng tải trên trên Toutiao có tựa đề “Ngày mai tôi sẽ vào viện dưỡng lão và tôi nhận ra rằng dù sống hay c/h/ế/t tôi cũng không thể mang con cái theo mình”.

Tác giả bài viết là một nhà văn đã nghỉ hưu, 78 tuổi đến từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), bày tỏ sự xúc động khi ngày hôm sau bà phải vào viện dưỡng lão.

Tôi có chồng và một con gái. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điểm dừng chân cuối cùng của tôi sẽ là viện dưỡng lão. Nhưng bây giờ chồng mất, con gái lấy chồng xa, khả năng tự chăm sóc bản thân của tôi ngày càng kém.

Tôi không muốn gây rắc rối cho con gái, thậm chí dù không muốn vào viện dưỡng lão thì đó cũng là nơi tốt nhất đối với tôi lúc này. Khi chuẩn bị rời xa nhà, tôi nhận ra rằng có rất ít thứ tôi có thể mang theo vào cuối đời.

Khi còn trẻ, tôi thích ngôi nhà lớn nhưng giờ tôi không còn sức lực để dọn dẹp nữa. Các góc phòng bắt đầu bám bụi, mái nhà bắt đầu xuất hiện những v ết n ứt, chiếc ghế sofa vải mà tôi từng yêu thích đã ố vàng.

Hơn nữa, việc vào viện dưỡng lão tốt hơn chắc chắn sẽ tốn rất nhiều chi phí. Lương hưu không nuôi nổi nên tôi phải bán căn nhà mà vợ chồng tôi đã vất vả mua cả nửa đời người.

Ngày đến viện dưỡng lão, bà chỉ xách theo một chiếc vali, trong đó có vài bộ quần áo, CMND, thẻ ngân hàng và điện thoại di động. Đó là tất cả.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/doan-video-ta-thuc-tu-vien-duong-lao-cao-cap-tiet-lo-su-that-khong-phai-luon-co-ca-nhac-mua-hat-va-nhung-bua-tiec