Chỉ với một câu nói, Hiểu Minh khiến tất cả chúng tôi phải buông đũa, cúi gằm mặt không biết nên nói gì.
Hồi còn đi học, tôi không có nhiều kỷ niệm hay ấn tượng tốt với Hiểu Minh, vì cậu là học sinh cá biệt. Ngày ấy, Hiểu Minh ngồi bàn cuối, cùng 3 người bạn khác cũng không kém phần “long trọng”. 4 người họ luôn nói chuyện trong giờ, cố tình tìm cách trêu trọc để các bạn không thể tập trung nghe giảng, chép bài.
Thế nên lần họp lớp kỷ niệm 15 năm ra trường này, chúng tôi đều bất ngờ khi Hiểu Minh cũng tham dự. Ai cũng đinh ninh Hiểu Minh sẽ vắng mặt vì cậu chẳng thân với ai trong lớp.
Ngồi xuống bàn ăn, Hiểu Minh chủ động rót rượu mời thầy và 20 người bạn. Xong hết 1 lượt, cậu ngồi về chỗ và đột nhiên không nói một lời. Ban đầu, chúng tôi cũng không mấy để tâm tới sự im lặng của Hiểu Minh. Ai cũng say sưa khoe thành tích. Có người khoe mới mua được ô tô, có người lại kể mới đưa bố mẹ đi du lịch châu Âu đợt hè vừa rồi, có người lại h ồ hởi thông báo vừa lấy vợ, sinh con.
Gặp lại nhau sau 15 năm ra trường, trước mặt thầy giáo chủ nhiệm cũ, có lẽ, ai cũng muốn thể hiện mình thành công và hạnh phúc, để thầy vui. Duy chỉ có Hiểu Minh là nhất quyết im lặng, không nói gì về mình. Sự tr ầm m ặc của người từng là học sinh cá biệt, tiết học nào cũng để thầy cô nhắc “trật tự đi” khiến thầy giáo của chúng tôi lấy làm lạ, đến mức phải đ á nh tiếng hỏi:
“Ngày xưa anh Hiểu Minh nói nhiều lắm mà sao nay lại kiệm lời vậy?”.
Nghe thầy hỏi, Hiểu Minh chỉ cười h ềnh h ệch, đảo đầu đ ũa, gắp vào bát thầy chiếc đùi gà rồi nói:
“Chắc tại em nói nhiều quá nên phụ nữ họ s ợ thầy ạ, đến tuổi này rồi vẫn chưa cưới được vợ nên vẫn lông bông lắm, chưa ổn định, trưởng thành được như các bạn”.
Câu trả lời nửa đùa nửa thật của Hiểu Minh khiến thầy và chúng tôi bật cười. Thầy lại tiếp tục hỏi:
“Thế anh đang làm gì rồi? Giờ phụ nữ chỉ s ợ, chỉ ch ê đàn ông ngh èo thôi chứ nói nhiều lại nói kh éo như cậu thì cô nào ch ê được?”.
Lúc này, Hiểu Mình buông đ ũa, mỉm cười, rút trong ví ra một chiếc card vi sit, đưa cho thầy bằng 2 tay rồi đáp:
“Em là Fo un der của công ty mà lớp phó học tập lớp mình đang làm việc, kinh doanh lúc l ãi lúc l ỗ nên cũng chỉ đủ sống thôi thầy ạ”.
Câu trả lời của Hiểu Minh khiến chúng tôi ch et s ững, đặc biệt là lớp phó học tập. Ban nãy, lớp phó có kh oe bản thân đang là trưởng phòng kinh doanh cho một công ty xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản. Không thể ngờ, chủ doanh nghiệp đó lại chính là cậu bạn cá biệt năm xưa.
Ngay cả thầy giáo của tôi cũng bất ngờ, đến mức thầy còn phải lôi kính trong túi áo ra để nhìn cho kỹ chiếc card vist mà Hiểu Minh vừa đưa.
“Khá quá! Làm việc cùng nhau thế mà lớp phó lại không nhận ra sếp mình à? Hai đứa uống với nhau một ch én đi chứ” – Thầy nói.
Không để lớp phó kịp mở lời, Hiểu Minh chủ động nâng ch én rượu, mời bạn và bảo: “Tôi đi công tác suốt, việc kinh doanh ở các chi nhánh chủ yếu do các Giám đốc chi nhánh điều hành. Mối duyên này quả là bất ngờ quá”.
Từng lời Hiểu Minh nói cứ vang lanh l ảnh trong phòng, vì ai cũng đều im lặng, không thể ngờ cậu bạn cá biệt năm xưa lại thành công đến thế. Còn lớp phó học tập, nhận chén rượu mời từ người vừa là bạn cũ, vừa là sếp lớn ở nơi mình đang làm việc, cũng chỉ biết cười gượng rồi ực một hơi cho hết đắng cay.
Hiểu Minh kể sau khi rời khỏi ghế nhà trường, cậu đã trải qua nhiều công việc khác nhau, từ đi chạy bàn trong quán lẩu, đến đánh hàng đi buôn. Nhờ tài ăn nói, giao tiếp tốt mà công việc buôn bán của Hiểu Minh khá thuận lời, từ một tiệm bán trái cây, đồ sấy khô nhỏ lẻ, dần dần, cậu phát triển lên thành một công ty với hơn 300 nhân sự.
Những kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp mà trước kia chúng tôi nghĩ là không mấy quan trọng, lại chính là chìa khóa giúp Hiểu Minh mở cánh cửa thành công. Còn chúng tôi, những “học sinh giỏi”, hầu hết đã trở thành những chuyên gia, kỹ sư, và nhân viên cho các công ty khác nhau. Không ai trong chúng tôi có thể ngờ rằng, người bạn học kém nhất ngày nào, nay lại là người trả lương cho một người trong số chúng tôi, và tạo ra công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người khác.
Sau khi Hiểu Minh kể xong về cuộc đời mình, thầy giáo của chúng tôi chủ động mời Hiểu Minh một chén rượu. Trước khi nâng ly, thầy vừa rưng rưng, vừa nói:
“Ngày xưa tôi đã từng mắng anh rằng ngồi yên 45 phút còn không xong thì sau này chẳng làm được trò trống gì. Giờ anh thành công “ như vậy, tôi rất mừng cho anh, nhưng cũng rất hổ thẹn vì phán đoán thiển cẩn, phiến diện của chính mình năm xưa. Anh nhận của tôi chén rượu này, coi như một lời xin lỗi”.
Khi ấy, chúng tôi chỉ biết im lặng, gần như tất cả đều cúi gằm mặt xuống. Thực tình, ngày xưa, cả lớp đều coi thường Hiểu Minh, chẳng ai muốn chơi cùng cậu ngoài 3 người bạn cùng bàn, vì kết quả học tập của Hiểu Minh rất bết bát. Nhìn lại ngày xưa, rồi nhìn tới bây giờ, có lẽ, chúng tôi đều thấy hổ thẹn.
“Chuyện qua rồi mà thầy, không có sự chỉ bảo nghiêm khắc của thầy chắc giờ em cũng chẳng nên người ” – Nói đoạn, Hiểu Minh nhận chén rượu của thầy và tự rót thêm một chén và tự uống.
“Em muốn mời thầy chén rượu nhưng thầy để em uống thay, chứ nãy giờ thầy uống nhiều rồi, không tốt cho sức khỏe thầy ạ”.
Nghe Hiểu Minh nói vậy, thầy tôi từ rưng rưng thành rơi nước mắt. Thầy đứng dậy, tiến về phía Hiểu Minh, vỗ vai cậu học trò cá biệt năm xưa rồi nói: “ Đã giỏi mà còn khiêm tốn quá, thế là trưởng thành thật rồi”.
02
Khi tiệc tàn, mỗi người một ngả, tôi bước ra khỏi khuôn viên nhà hàng, hít thở không khí mát lành của màn sương đêm. Những suy nghĩ cuộn trào trong tâm trí. Có lẽ, từ giờ tôi sẽ không còn đánh giá bất kỳ ai qua vẻ ngoài hay những thành tích đầu đời nữa. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bất ngờ và cơ hội để mỗi người tỏa sáng.
Nhờ Hiểu Minh, tôi nhận ra rằng thành công không phải lúc nào cũng đến từ điểm số cao hay những thành tích trên bằng khen. Thành công cũng có thể đến từ kỹ năng giao tiếp, từ sự chăm chỉ không ngại vất vả, hay việc không ngừng học hỏi, cải thiện bản thân và dám nghĩ, dám làm.
Cuộc sống đúng là những sự kiện, những bước ngoặt không thể lường trước. Chúng tôi của cách đây 15 năm không thể ngờ được rằng có ngày cậu bạn cá biệt Hiểu Minh lại trở thành nguồn cảm hứng nỗ lực, lại là người thành công nhất lớp dù kết quả học tập thì luôn đội sổ.
Và rồi tôi chợt nhận ra, câu chuyện của Minh không chỉ là một câu chuyện cá nhân. Nó là minh chứng cho thế hệ của chúng tôi – những người trẻ không ngừng tìm kiếm cơ hội và không ngừng tìm cách vươn lên bất chấp mọi người xung quanh luôn áp lên mình vô số quy chuẩn và những phán xét không mấy tích cực.
Tôi nghĩ, Hiểu Minh không chỉ thành công trong kinh doanh, mà còn thành công trong việc sống theo cách cậu ấy muốn, không để bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì tác động không tốt đến cá tính hay những điều bản thân muốn theo đuổi.