Sau lần nằm viện, tôi mới ngộ ra con trai mình rất í ch k ỷ, chỉ quan tâm đến chính bản thân mình.
Tôi họ Châu, năm nay 78 tuổi. Cả tôi và vợ đều là công nhân trong công xưởng. Sau khi nghỉ hưu, cuộc sống của tôi khá dư giả, tiền tiết kiệm có khoảng 30 vạn NDT (tương đương với 1 tỷ VND).
Vợ chồng chúng tôi có hai người con, một trai, một gái. Hai chị em cách nhau 3 tuổi. Từ nhỏ, con gái tôi là là người hiểu chuyện, còn con trai là đứa rất nghịch ngợm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là, con trai nghịch một chút cũng là chuyện bình thường. Ở nhà, con cũng là đứa được vợ chồng chúng tôi chiều hơn cả.
Năm ấy, nhà tôi nằm trong diện phải tháo dỡ nên được đền bù hai căn nhà. Tôi tính là sau này sẽ cho con trai một căn và một căn còn lại để chúng tôi ở.
Lúc cháu nội ra đời, chúng tôi chăm bẵm từ cháu từ bé. Đến khi đi học, tôi là phụ trách người đưa đi đón về. Con trai tâm sự rằng đi làm rất vất vả lại còn phải lo chuyện cơm nước. Thế là vợ tôi liền bảo hai vợ chồng đến nhà ăn cơm. Từ đó, con trai và con dâu chỉ lo chuyện đi làm còn mấy chuyện khác thì chúng tôi giúp đỡ.
Vì chúng tôi đỡ đần các con vài chuyện, nên hai vợ chồng con đối xử với tôi khá tốt. Mỗi dịp cuối tuần, con gái và con rể thường xuyên đến chơi, vợ tôi chuẩn bị đi chợ, nấu cơm từ sáng. Đến buổi tối, tất cả mọi người đều ngồi chung với nhau ăn bữa cơm gia đình, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ.
Hình ảnh ấm áp ấy dần dần phai mờ trong hiện thực từ khi vợ tôi qua đời.
Sự ra đi của người vợ
Cách đây hai năm, vợ tôi đột ngột mất do bệnh tật. Bà ấy ra đi, chỉ còn mỗi một mình tôi ở trên đời. Tôi không giỏi việc nấu cơm, con trai và con dâu từ đó không đến nhà. Thậm chí là cuối tuần hay dịp tết lễ tôi gọi điện về nhưng con trai tìm đủ lý do để không về nhà. Chỉ có con gái, con rể thường xuyên nhà thăm tôi.
Có lúc, tôi nhớ cháu quá nội bèn gọi điện cho con trai. Nhưng thái độ của con làm tôi phải ngạc nhiên. Tôi hỏi gì con chỉ trả lời đôi ba câu với thái độ không kiên nhẫn.
“Bố có chuyện gì quan trọng không, không thì con tắt máy nhé!”- Nghe xong, tôi chỉ cảm nhận được sự buốt lạnh trong lòng.
Năm ấy, nhà tôi nằm trong diện phải tháo dỡ nên được đền bù hai căn nhà. Tôi tính là sau này sẽ cho con trai một căn và một căn còn lại để chúng tôi ở.
Lúc cháu nội ra đời, chúng tôi chăm bẵm từ cháu từ bé. Đến khi đi học, tôi là phụ trách người đưa đi đón về. Con trai tâm sự rằng đi làm rất vất vả lại còn phải lo chuyện cơm nước. Thế là vợ tôi liền bảo hai vợ chồng đến nhà ăn cơm. Từ đó, con trai và con dâu chỉ lo chuyện đi làm còn mấy chuyện khác thì chúng tôi giúp đỡ.
Vì chúng tôi đỡ đần các con vài chuyện, nên hai vợ chồng con đối xử với tôi khá tốt. Mỗi dịp cuối tuần, con gái và con rể thường xuyên đến chơi, vợ tôi chuẩn bị đi chợ, nấu cơm từ sáng. Đến buổi tối, tất cả mọi người đều ngồi chung với nhau ăn bữa cơm gia đình, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ.
Năm ngoái, sức khỏe tôi không tốt nên phải nằm viện một thời gian. Vốn dĩ, tôi định gọi con trai đưa đi nhưng con trai lại nói bận nên tôi một mình đi.
Trước khi đi, bác sĩ có bảo tôi rằng bảo con trai tôi sáng mai đến văn phòng để trao đổi một số chuyện. Tôi hôm ấy, tôi có nhắn lại với con, con đồng ý. Nhưng, đến sáng hôm sau, bác sĩ tức giận đến phòng bệnh của tôi hỏi chuyện vì không thấy con trai đến tìm.
Không còn cách nào khác, tôi chỉ biết dành gọi cho con gái. Biết chuyện, vợ chồng con liền chạy đến. Bác sĩ nói tôi có khối u ở ngực phải phẫu thuật trước sau đó mới quay lại đây điều trị bệnh tiếp. Nghe xong, con gái tôi một mực muốn tôi nhanh chóng ph ẫu th uật.
Sau khi biết bệnh tình của tôi, con trai tôi trầm mặc cả ngày. Một lúc sau, con nói rằng tôi không nên chuyển khoa để điều trị, con còn nói bệnh viện ở đây đều khuyên bệnh nhân phẫu thuật để lấy thêm tiền, bệnh tình của tôi chỉ cần truyền dịch là được.
Đến đây, con mới nói ra suy nghĩ thật lòng: “Bố mà phẫu thuật thì ai có thời gian chăm sóc được, con cũng bận đi làm.”
Hóa ra, bấy lâu nay, con chỉ biết đến bản thân, còn việc sống chết của tôi con không quan tâm. Con gái nghe thấy vậy không đồng ý, liền ký giấy phẫu thuật.
Trong thời gian tôi phải nằm viện, con gái là người chăm sóc tôi không rời nửa bước. Con rể cũng rất quan tâm đến tôi, con luôn sợ con gái tôi quá sức nên con giúp đỡ tôi khá nhiều. Một tuần sau, thấy cơ thể đã ổn nên tôi quyết định xuất viện.
ôi thầm nghĩ, trong hai năm qua, từ lúc vợ tôi qua đời, tôi phải sống một mình, vợ chồng con trai không quan tâm đến tôi. Một lần, đèn ở nhà hỏng, ban đêm tôi không nhìn thấy gì nên gọi cho con. Những con nói hai ba câu rồi nổi giận với tôi. Lần khác, tôi mua một chiếc điện thoại cảm ứng để tiện liên lạc, tôi muốn nhờ con trai dạy để dùng một chút nhưng con lại bảo tôi phiền phức.
Đưa ra quyết định quan trọng
Người ta nói “trẻ cậy cha, già cậy con”, thế nên từ trước đến nay tôi luôn xem trọng con trai hơn con gái. Tôi nghĩ mình đối xử tốt với con, sau này tôi sẽ để lại hết tài sản. Nhưng đến bây giờ tôi đã hiểu ra suy nghĩ thật sự của con mình.
Tôi luôn nghĩ nếu con trai quan tâm đến tôi nhiều hơn thì sau toàn bộ tài sản sẽ để lại cho con. Nhưng bây giờ tôi cuối cùng cũng hiểu rằng con trai chỉ muốn tài sản và sự chăm sóc mà cha mẹ dành cho mình mà không làm gì để báo đáp hay biết ơn chút nào.
Từ lúc bị bệnh, tôi đưa ra một quyết định quan trọng. Sau này, tôi trăm tuổi, tôi sẽ để lại nhà cửa, tài sản cho con gái. Sau khi xuất viện, tôi lập tức cùng con gái đi công chứng giấy tờ, trao quyền thừa kế tài sản sau khi tôi qua đời.
Khi biết chuyện, con trai liền tìm đến tra hỏi. Bởi con nghĩ, là con trai duy nhất, tài sản của cha mẹ đương nhiên thuộc về nó. Con trai tôi giận dữ buộc tội tôi hồ đồ, không tỉnh táo. Tôi nói với con: Chưa bao giờ cha tỉnh táo hơn bây giờ.
Tôi đuổi con trai đi, tôi cảm thấy đầu óc tỉnh táo bao năm qua, con gái và con rể đối xử tốt với tôi. Người già ngày nay cần có tư tưởng thoáng hơn. Không cần phải là con trai, chỉ cần hiếu thảo thì là người xứng đáng nhận tài sản mà mình để lại.