Bị dê c_ắn có cần tiêm vaccine?

Tin Tức

Thứ năm, 25/7/2024, 10:00 (GMT+7)

Con tôi bị dê c ắn vào ngón tay giữa chảy m áu, cháu có cần phải tiêm vaccine không, thưa bác sĩ? (Hồng Anh, 32 tuổi, Đồng Nai)

Trả lời:

Trường hợp dê c ắn chảy m áu cần chủng ngừa d ại và có thể chỉ định thêm mũi ngừa uốn ván. Lý do, động vật có vú, máu nóng đều có khả năng nhiễm virus dại, trong đó có dê, khỉ, chuột, ngựa, lừa, trâu bò… Dại không có thuốc điều trị đặc hiệu nên vaccine và huyết thanh là biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện có. Ngoài ra, vết thương hở, vết r ách da, xuyên thấu đều có nguy cơ nhiễm uốn ván. Bệnh có tỷ lệ tu vo ng cao, 5-90%.

Phác đồ tiêm chủng căn cứ theo từng loại vaccine. Với mũi ngừa dại, phác đồ chỉ định dựa vào tình trạng, vị trí vết thương và lịch sử tiêm ngừa. Người chưa tiêm ngừa dại cần hoàn thành 5 mũi. Người đã chủng ngừa trước đó, chỉ cần hai mũi.

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm huyết thanh kháng dại nếu vết thương nghiêm trọng, gần vùng đầu, mặt, cổ, các đầu ngón tay, người chưa tiêm ngừa hoặc không rõ lịch sử tiêm.

Vaccine dại có thể tiêm dự phòng trước khi bị c ắn, cào. Phác đồ gồm 3 mũi, giúp giảm số mũi tiêm sau khi có vết thương do động vật và không cần tiêm huyết thanh. Các mũi dự phòng giúp bảo vệ người thường xuyên tiếp xúc với động vật, ở xa trung tâm tiêm chủng khi có vết thương và cả trẻ nhỏ chơi đùa với động vật nhưng không chú ý khi có vết c ắn, cào.

Với mũi uốn ván, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng vết thương và lịch sử tiêm ngừa trước đó để tư vấn phác đồ phù hợp. Nếu vết thương nhiễm bẩn hoặc lịch mũi tiêm cuối đã quá 5 năm, bé sẽ được chỉ định dùng thêm một mũi.

Dê là động vật có vú, máu nóng, có khả năng nhiễm virus dại. Ảnh: Unsplash

Khi có vết thương, bạn nên vệ sinh theo các bước: rửa dưới vòi nước sạch với xà phòng trong 15 phút, sau đó rửa thêm với cồn iốt hoặc cồn 70 độ; không băng kín, không đắp các loại lá hay thuốc không rõ nguồn gốc lên vết thương. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm chủng.

Do trẻ nhỏ thường có thói quen vui đùa với động vật nhưng chưa hình thành ý thức phòng bệnh, bạn cần hướng dẫn con giữ khoảng cách, không tiếp xúc quá gần với các động vật, đặc biệt động vật hoang dã. Bạn và gia đình cũng cần bên cạnh trẻ trong suốt quá trình chơi đùa với động vật, dặn trẻ thông báo với người thân ngay khi bị thương.